Tầm quan trọng trong cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc

Đối với những bạn mới ra trường cũng như người đã có kinh nghiệm trong bản cv đều phải trình bày mạch lạc, rõ ràng tránh nêu lên những điều không cần thiết gây sự nhàm chán đối với nhà tuyển dụng.

Điều quan trọng sau khi đọc xong “ quá trình làm việc”  nhà tuyển dụng phải hiểu được chính xác công việc bạn đã từng làm, kinh nghiệm bạn đã có hay những kỹ năng mềm của những bạn sinh viên ra trường đã học được. Hãy nhớ rằng cách viết kinh nghiệm làm việc trong cv chính là chìa khóa thành công cho chính bản thân bạn.

1. Đối với người lao động đã có kinh nghiệm

Thời gian bạn đã bắt đầu công việc cũ là bao lâu? Thời gian kết thúc là khi nào? Hãy nêu lên thời gian chính xác để nhận được độ tin cậy từ nhà tuyển dụng. Bạn hãy thêm vào đấy là vị trí bạn đảm nhận, kinh nghiệm bạn rút ra từ việc bạn đã làm. Đoạn này bạn nên tập trung thể hiện rõ quan điểm, thế mạnh khi bạn nhận được vị trí mà bạn ứng tuyển.

 

cách viết kinh nghiệm trong cv xin việc

2. Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm

Mới ra trường liệu có gì để viết? Và nên viết cái gì? Bạn đừng lo hãy viết những gì bạn đã làm, những hoạt động ngoại khóa, những luận án bạn đã tham gia hay những nơi bạn đã được thực tập. Hãy nêu rõ những kỹ năng mềm bạn có như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, làm việc nhóm...điều ấy sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

 Lưu ý trong cách viết kinh nghiệm làm việc trong cv

Để hạ gục những nhà tuyển dụng khó tính bạn nên tạo nên một cv đúng chuẩn. Trình bày một bản cv mạch lạc, rõ ràng là điều tất yếu tuy nhiên chưa đủ để tạo niềm tin đối với công ty bạn ứng tuyển. Những mẹo mà bạn nên lưu ý khi trình bày “quá trình làm việc”:

 1. Sắp xếp công việc theo thứ tự

Bạn nên trình bày trình tự những kinh nghiệm mà bạn đạt được. Nên trình bày từ hiện tại đến công việc xa nhất. Cần nêu rõ thời gian bắt đầu, thời điểm kết thúc, vị trí bạn đảm nhiệm, kinh nghiệm bạn nhận được từ công việc ấy.

2. Mục tiêu nghề nghiệp 

Bạn cần thể hiện được thái độ nhiệt huyết đối với công việc, tận tình trong mọi tình huống. Sử dụng các động từ phát triển, tổ chức, quản lý, vượt qua mọi khó khăn. Tập trung thể hiện thế mạnh mà bạn có để có thể tạo nên điểm cộng đối với nhà tuyển dụng.

Vd: Áp dụng những kinh nghiệm về kĩ năng giao tiếp và bán hàng, sự hiểu biết về tâm lý và nhu cầu khách hàng để trở thành một nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, mang đến nhiều giá trị cho khách hàng. Trong thời gian 2 tháng sẽ nắm rõ kiến thức chuyên môn và tự hoạt động độc lập. Mục tiêu trong 1 năm sẽ lên vị trí trưởng nhóm bộ phận và đạt được niềm tin trong đội ngũ lãnh đạo.

3. Cung cấp những con số cụ thể

Nếu được bạn nên nêu ra những con số mà bạn đạt được khi làm việc cho công ty cũ. Những con số cụ thể sẽ là điểm hấp dẫn đối với nhà tuyển dụng khi một ứng viên có thái độ tốt, có trách nhiệm cũng như có thể đưa công ty phát triển lên một tầng cao mới. Hãy trình bày chính xác, mạch lạc để nhà tuyển dụng có cái nhìn đặc biệt đối với cv của bạn.

4. Điểm nổi bật nhất mà bạn đạt được

Hãy thể hiện mình là một ứng viên chuyên nghiệp. Nêu lên 3- 4 điểm quan trọng nhất đấy chính là giới hạn vừa đủ cho bản mô tả quá trình làm việc của bản thân. Hãy miêu tả bằng những gạch đầu dòng ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin bạn nhé!

ST